Trần thạch cao phẳng

0
2812

1. Trần thạch cao phẳng là gi?

Trần Thạch Cao Phẳng – là trần thạch cao có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng 1 mặt phẳng. Trần thạch cao phẳng được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

Trần thạch cao phẳng có thể thuộc hệ trần chìm hoặc trần thả. Đối với trần thạch cao chìm, hiện thị trường đang sử dụng các loại xương phổ biến là Vĩnh Tường, Zinca, Boral, TBC, Phú Thịnh..v.v… tấm thạch cao phổ biến có Gyproc, Boral (lagyp), Tấm Indo, Knauf, tấm Trung quốc…v..v.. Đối với trần thạch cao thả thị trường thường sử dụng khung xương Fineline Vĩnh Tường, Khung Boral, Khung xương Zinca, Khung xương Sky ..v..v.. Tấm thạch cao cũng đa dạng nhưng gọi chung là tấm thạch cao phủ PVC hoặc tấm Sợi khoáng.  

Trần thạch cao phẳng

2. Ưu nhược điểm của trần thạch cao phẳng:

Ưu điểm: 

– Trần thạch cao phẳng có thời gian thi công nhanh. Đội thợ có thể dễ dang làm chủ tiến độ thi công.

– Trần thạch cao phẳng tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.

– Giống như trần nổi và trần thạch cao giật cấp, trần thạch cao phẳng có mọi tính chất ưu việt để nó có thể được sử dụng khá phổ biến hiện nay như: chịu nhiệt, chống cháy, chống ẩm, cách âm, …

Nhược điểm:

– Trần thạch cao phẳng bị hạn chế về các mẫu mã.

– Trần thạch cao phẳng thường dễ bị lộ các lỗi khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp. VD thường gặp là các vết xử lý mối nối hay bị gồ lên và dễ bị phát hiện hoặc Các vệ lăn sơn hay bị nhìn thấy khi người quan sát đứng quay mặt về phía ánh sáng…v..v…

3. Ứng dụng của trần thạch cao phẳng.

– Trần thạch cao phẳng thường được thiết kế trong nội thất hộ gia đình, chung cư, Trần kiều này không có các họa tiết trang trí, trần phẳng được xem là một phong cách kiến trúc đơn giản nhưng sang trọng, ngoài ra nó tạo cảm giác không gian thoáng rộng hơn.

– Trần thạch cao phẳng cũng thường được áp dụng cho các không gian công cộng như hành lang chung cư, hay các không gian nhỏ như nhà vệ sinh, ban công..v..v..

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here