Nội Dung Chính
- 1 1. Thi công khung xương không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
- 2 2. Sử dụng vật liệu không tương đồng.
- 3 3. Thi công xử lý mối nối không đủ các bước theo tiêu chuẩn.
- 4 4. Do nhiệt độ, Chống nóng kém hoặc không chống nóng.
- 5 5. Do gió lùa
- 6 6. Nước
- 7 7. Động vật chạy nhẩy.
- 8 8. Kinh nghiệm và tay nghề thợ thi công.
- 9 9. Ăn bớt vật liệu.
9 Nguyên nhân gây nứt trần thạch cao.
Trần thạch cao được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng nhà ở. 90% các nhà từ thành phố sử dụng, ở các vùng nông thôn, tỷ lệ sử dụng cũng ngày một tăng. Tuy nhiên để hiểu được tính chất cơ lý của thạch cao, hiểu được quy trình thi công nhằm tránh các hiện tượng nứt gẫy, cong vênh của thạch cao sau khi hoàn thiện thì không phải ai cũng biết, đội thợ nào cũng hiểu, ngay cả những nhà sản xuất vật tư thạch cao cũng chưa hẳn đã thấu đáo, vì các nguyên nhân nứt gẫy thường khá đa dạng.
Với kính nghiệm 15 năm thi công cùng với tư duy của những Kiến trúc sư, kỹ sư am hiểu vật liệu, Á Châu xin đúc kết 9 nguyên nhân dẫn đến nứt trần thạch cao trong quá trình sử dụng như sau:
1. Thi công khung xương không theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
Hệ khung xương trần thạch cao chìm được tổ hợp từ thanh Xương cá và thanh U gai. Hệ xương được treo lên trần nhà thông qua các ty treo.
Tiêu chuẩn về khoảng cách bố trí các cấu kiện trần thạch cao
Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất khuyến cáo:
– Khoảng cách thanh xương cá: 800mm đến 1200mm
– Khoảng cách thanh U gai: 406mm
– Khoảng cách ty treo: 800mm đến 1200mm.
Nhà sản xuất khi sản xuất sản phẩm đã tính toán đến độ võng của sản phẩm khi có tĩnh tải và hoạt tải tác động.
* Trong trường hợp thợ thi công nới rộng khoảng cách ty treo, khoảng cách xương cá hoặc U gai sẽ làm tăng độ võng của sản phẩm trần hoàn thiện là nguyên ngân dẫn đến nứt trần.
* Trường hợp thợ thi công khung xương U gai sát nhau quá (<406mm) dẫn đến tấm thạch cao khi vít bắt vào khung xương bị gông quá chặt bởi mật độ điểm bắn vít dầy đặc cũng là nguyên nhân gây nứt vỡ, cong vênh.
2. Sử dụng vật liệu không tương đồng.
Rất nhiều chủ nhà thương xuyên gọi điện cho Á Châu nhờ tư vấn như sau:
– Tôi thi công bằng tấm chịu nước và dùng bột xử lý mối nối nhưng được mấy hôm đã nứt ???
– Tôi thấy thợ thi công có hòa bột bả để xử lý mối nối nhưng vẫn bị nứt ???
Á Châu hỏi kỹ chủng loại vật liệu thì được kết quả như sau:
Trường hợp 1: Chủ nhà dùng tấm chịu nước và sử dụng bột trét thạch cao và băng lưới để xử lý mối nối.
Trường hợp 2: Thợ thi công ẩu đã lấy bột bả để xử lý mối nối.
* Bột xử lý mối nối phải có gốc và tính chất cơ lý, cường độ tương đồng với tấm được xử lý mối nối, để trong quá trình sử dụng cả hai có độ co ngót đồng đều sẽ khó bị nứt. Thợ thi công đã không tư vấn giải pháp tốt cho khách hàng và còn làm ẩu, dẫn đến việc sử dụng vật liệu không tương đồng.
Lưu ý:
Với tấm chịu nước phải dùng bột xử lý mối nối dành cho tấm chịu nước.
Với tấm thạch cao cũng phải dùng bột xử lý mối nối cho thạch cao. Tuyệt đối không nên dùng lẫn lộn.
3. Thi công xử lý mối nối không đủ các bước theo tiêu chuẩn.
Thật xui sẻo cho khách hàng khi thuê phải một đội thợ làm ẩu, không đúng quy trình thi công, hoặc không thực hiện đủ các bước. Trong trường hợp thợ thi công dùng bột trét để trét trực tiếp vào khe tấm mà không dán băng keo, hoặc trét trước rồi dán băng keo sau đều làm cho cường độ chịu lực của mối nối giảm dẫn đến nứt gấy.
4. Do nhiệt độ, Chống nóng kém hoặc không chống nóng.
Nhà thầu thi công có kinh nghiệm và hiểu biết sẽ khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng lường trước các hậu quả để đưa ra phương án tư vấn tối ưu cho khách hàng giải pháp toàn diện và hoàn hảo.
Đối với các công trình áp mái tôn, việc chống nóng không tốt dẫn đến chênh lệch nhiệt độ lớn giữa lớp trên và lớp dưới của tấm trấn, điều này chắc chắn sẽ làm nứt và cong vênh tấm
5. Do gió lùa
Một số công trình, khi đưa ra giải pháp thiết kế, Kiến trúc sư chỉ tính tới tải trọng của trần thạch cao để tính dây treo, mà không qua tâm đến gió lùa làm tốc trần, Trong nhiều trường hợp thợ thi công sử dụng dây treo bằng thép D4 thay vì ty ren treo cho trần thạch cao chìm. Khi trời giông, gió thổi mạnh làm tốc ngược trần lên trên trong khi không có thanh ty chống vào trần cũng là nguyên nhân gây nứt trần thâm chí sập trần.
Lưu ý:
Kiến trúc sư nên tính toán đến các yếu tố bất thường khác để đảm bảo sự vũng chắc cho công trình đặc biệt là sự an toàn của người ở trong nhà.
Luôn chú ý sử dụng đúng vật liệu tiêu chuẩn, đồng bộ theo nhà sản xuất khuyến cáo.
6. Nước
Độ ẩm không khí, hay thấm dột từ tường hoặc mái cũng là nguyên nhân gây cong võng, nứt trần thạch cao. Chính vì vậy khi khảo sát, Đơn vị tư vấn phải nắm vũng các yếu tố ảnh hưởng trước mắt và lâu dài cho công trình. Có thể không nhìn thấy nước dột nhưng có nguồn ẩm, nếu để lâu trong không gian kín như trần thạch cao cũng sẽ làm trần nhanh xuống cấp, nứt sập.
7. Động vật chạy nhẩy.
Khi thiết kế bạn nên chú ý chặn các khe lỗ, có thể là vị trí trú ngụ chạy nhẩy của chuột, mèo, chim chóc…v..v.. việc này vừa mất vệ sinh lại gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình và chất lượng cuộc sống của chính Bạn.
8. Kinh nghiệm và tay nghề thợ thi công.
Kinh nghiệm, tay nghề, tư chất, văn hóa nhận thức của thợ thi công ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình. Không những chất lượng thẩm mỹ, kết cấu mà còn liên quan đến cả sự an toàn của Bạn khi sống trong ngôi nhà. Việc hòa bột trét và để lâu rồi mới sử dụng hay việc trét vào khe tấm mà không đủ lực miết, không đầy khe, chỗ nhiều chỗ ít cũng sẽ gây nứt trần.
9. Ăn bớt vật liệu.
Khách hàng không nên chủ quan với bất kỳ đơn vị thi công nào, kể cả Á Châu. Bởi cẩn thận không bao giờ thừa, mọi việc cần làm đúng quy trình, quy phạm, vật liệu chuyển tới công trường cần được nghiệm thu, bàn giao giữa hai bên, đảm bảo đầy đủ nhãn mác, chủng loại và số lượng trước khi thi công. Một khi đã tính chuyện ăn bớt vật liệu của khách hàng, họ đã bất chấp tới danh dự của mình và đặc biệt là bất chấp sự an toàn của quý khách hàng.