Đồng Nai: Đóng cửa các lò gạch gây ô nhiễm trong năm 2017

0
2121

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh tại cuộc họp về lộ trình xử lý lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh mới đây.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai còn 2 lò gạch sử dụng nguyên liệu hóa thạch (ở huyện Long Thành và huyện Vĩnh Cửu). Tỉnh còn có 140 lò gạch dạng lò vòng không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tập trung ở TP.Biên Hòa và các huyện: Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.

Các lò gạch đất sét nung phần lớn được xây dựng từ năm 2000 với công nghệ là lò thủ công, đến năm 2009 chuyển sang công nghệ lò vòng (Hoffman). Công suất trung bình của mỗi dây chuyền sản xuất từ 5 – 10 triệu viên gạch/năm. Đa số các lò gạch thủ công hiện sử dụng củi, vỏ điều để nung gạch. Tuy nhiên, công đoạn nhóm lò vẫn sử dụng vỏ lốp xe, vải vụn để đốt. Nghiêm trọng hơn, nhiều lò còn sử dụng vải vụn và vỏ lốp xe trong suốt quá trình nung gạch.

Mới đây, khi kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các lò gạch thủ công, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TNMT) phát hiện trong 140 lò thì chỉ có 60 lò được duyệt cam kết bảo vệ môi trường; 80 lò còn lại hiện vẫn “phớt lờ” không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai lưu ý, sắp tới chỉ cấp phép hoạt động cho những lò gạch có ký kết kế hoạch bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn nguyên liêu đầu vào để sản xuất theo đúng quy định. Đồng thời, các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương cần rà soát lại vấn đề bảo đảm an toàn lao động của tất cả các lò gạch đang hoạt động trên địa bàn. Những lò gạch nằm trong khu dân cư và những lò sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải khẩn trương đóng cửa, chậm nhất là cuối năm 2017.

Riêng những lò gạch tuynel cần phải đảm bảo sản xuất đúng quy định, đúng nhãn mác đăng ký, tránh hiện tượng sản xuất hàng gian, hàng giả.

1/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here