Nhà ở xã hội là gì và có nên mua nhà ở xã hội năm 2020?

0
1552
Nhà ở xã hội

Những năm gần đây, các dự án nhà ở xã hội được triển khai và phát triển rộng rãi nhằm giúp người dân sở hữu nhà ở với mức giá mơ ước.

Sự bùng nổ của loại hình nhà ở này bên cạnh việc giải quyết bài toán nhà ở cho số đông, cũng đặt ra sự hoài nghi về các vấn đề tiện nghi, quyền lợi và quyền sử dụng…

Năm 2020 loại hình nhà ở xã hội có lẽ đã qua cơn sốt, tuy nhiên, nó vẫn chưa hề giảm nhiệt. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về loại hình nhà ở này, hãy cùng Xây Dựng Á Châu khám phá qua bài viết ngày hôm nay nhé!.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, quy định diện theo từng loại nhà cụ thể:

Nhà ở xã hội là nhà chung cư: Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn.

Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng: Diện tích nhà ở không quá 70 m2

Đối tượng được mua nhà ở xã hội?

Quy hoạch nhà ở xã hội

Để mua được nhà ở xã hội, trước tiên người mua cần xác định xem mình có thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội hay không. Theo quy định, người được mua nhà ở xã hội phải thỏa mãn hai điều kiện.

Điều kiện cần là người mua phải thuộc 10 đối tượng như người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan; cán bộ, công chức, viên chức…

Điều kiện còn lại bao gồm

Chưa sở hữu nhà ở, đất ở tại TP HCM; thu nhập không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên; nếu đã có gia đình thì vợ chồng đều phải là người không đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên.

Người mua phải có sổ hộ khẩu hoặc KT3 hoặc có xác nhận tạm trú trên một năm tại TP HCM. Trường hợp không có sổ hộ khẩu, người mua phải có thêm hợp đồng lao động trên một năm, và xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội tại TP HCM trên một năm.

Nhà ở xã hội sở hữu được bao nhiêu năm?

Nhà ở xã hội

Sổ hồng lâu dài: đây là hình thức sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất có thời hạn lâu dài nhất tại việt nam, nếu mua được căn hộ có hình thức sở hữu là sổ hồng lâu dài thì khi căn hộ đưa vào sử dụng 50-60 năm.

Có dáu hiệu xuống cấp, không thể sử dụng được thì đất tại dự án vẫn thuộc quyền sở hữu chung của dự án, có thể bán, hoặc ủy quyền một chủ đầu tư khác xây lại, hoặc di dời và nhận suất tái định cư theo chính sách của địa phương.

Sở hữu 50 năm: nghĩa là giống như là Bạn thuê nhà 50 năm, chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu.

Có mua bán nhà ở xã hội được không?

Nhà ở xã hội

Khi mua nhà ở xã hội 5 năm, có thể mua bán chuyển nhượng các nhà ở xã hội có cấp quyền sở hữu, một số dạng nhà ở xã hội dưới dạng nhà nước cho thuê thì không mua bán được, chỉ có thể làm việc trên giấy ủy quyền sử dụng tài sản.
Vì cơ cấu nhà ở xã hội là phục vụ người có thu nhập thấp nên có các chính sách ràng buộc trong mua bán, tránh tình trạng bị đầu cơ, làm giá nên việc mua nhà ở xã hội để đầu tư là khá may rủi.

Mức giá cho nhà ở xã hội?

Hiện nay, nhà ở xã hội theo quy định có giá bán không quá 15 triệu đồng/m², với mức giá này mỗi căn hộ có giá từ 580 triệu đồng đến gần 1 tỉ đồng. Do vậy, người mua cần chuẩn bị số tiền ít nhất là khoảng 20% tổng số tiền mua căn hộ, phần còn lại sẽ được vay ngân hàng.

Cần chuẩn bị gì để mua được nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội

Nếu biết nắm bắt cơ hội và chuẩn bị từ sớm, người có nhu cầu có thể mua được nhà ở xã hội thuộc các dự án đang triển khai:

Nắm thông tin quỹ đất dành cho nhà ở xã hội mà thành phố/ địa phương công bố.
Làm thủ tục để đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội theo quy định.
Theo dõi thông tin dự án, thời gian khởi công, thời gian mở bán qua các kênh thông tin như website của chủ đầu tư, website của Sở Xây dựng TP HCM hoặc qua các phương tiện truyền thông…

Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội – 01

Nếu so sánh với nhà ở thương mại thì nhà ở xã hội chỉ bỏ ra một khoản tiền lúc đầu không quá lớn (tối thiểu là 20% giá trị căn hộ) rồi hàng tháng trả góp khoảng 2-3 triệu đồng. Đồng thời, người mua được vay với lãi suất ưu đãi.

Nhược điểm của loại hình này là diện tích khá nhỏ so với nhu cầu sử dụng của gia đình và chỉ được chuyển nhượng sau 5 năm ký hợp đồng. Nhà ở xã hội không có nhiều tiện ích như nhà ở thương mại.

Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội – 02

 

Dù là nhà ở xã hội nhưng khi quyết định mua, người mua cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin dự án trên các website, sàn giao dịch bất động sản uy tín.

Đặc biệt cần tìm hiểu kỹ tiến độ dự án, chủ đầu tư có uy tín không, bởi hiện nay khi bán các dự án đều được quảng cáo với những từ hoa mỹ và tạo ra những hiện tượng như cháy hàng.

Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội – 03

Người mua nên chọn những chủ đầu tư đã làm dự án nhà ở xã hội trước đó đúng tiến độ. Nếu quyết định mua, người mua có thể đến xem những dự án mà chủ đầu tư đã xây trước đó để biết được chất lượng thi công.

Mặc dù những dự án nhà ở xã hội không có nhiều tiện ích đi kèm nhưng ít ra cũng phải đáp ứng được một vài yêu cầu cơ bản như có khuôn viên, có hầm giữ xe, gần siêu thị hoặc chợ, khoảng cách đi vào khu trung tâm không quá xa…

Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội – 04

Để tránh rắc rối về sau, người mua không nên mua nhà ở xã hội theo dạng mua lại vì loại hình này không cho phép mua bán trong thời gian 5 năm.

Và theo quy định của Luật Nhà ở 2014, mọi trường hợp cho thuê hoặc bán nhà ở xã hội không đúng quy định thì phải bàn giao lại nhà cho đơn vị quản lý, nếu không UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ cưỡng chế thu hồi.

Cảm ơn bạn đã xem và ủng hộ Xây Dựng Á Châu!.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here