Loạt công trình nổi tiếng thế giới được xây dựng trên mặt nước

0
1144
Công trình dưới nước

Xây Dựng Á Châu – Xây dựng kỳ quan trên mặt nước là một bước đi táo bạo của con người trong việc chinh phục những điều không thể. Dưới đây là những kiệt tác sở hữu vị trí thiết kế độc đáo này.

Khách sạn Burj Al Arab (Dubai)

Công trình dưới nước

Với 56 tầng, Burj Al Arab được biết tới là nơi nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới. Xây dựng từ năm 1994 đến 1999, công trình sở hữu độ cao 320 m tính từ mặt đất và trở thành khách sạn cao thứ 5 trên thế giới.

Để có được vị trí như ngày hôm nay, một hòn đảo nhỏ nhân tạo cách đất liền 300 m với đường nối vào bờ riêng đã hình thành. Du khách sẽ di chuyển bằng trực thăng hoặc những chiếc xe Rolls-Royce sang trọng khi tới đây.

Bảo tàng đá Montenegro (Montenegro)

Công trình chất lượng

Năm 1452, một số người bắt đầu ném và chất đá cao để xây dựng một hòn đảo nhỏ nhô lên trên mặt nước.

Qua nhiều thế kỷ, bảo tàng trải qua hàng loạt các đợt cải tạo. Hiện nay, nơi đây trưng bày những tuyệt tác mang giá trị lịch sử như tượng Đức Mẹ Philermor, bộ sưu tập lịch sử từ thời kì đồ đá, tác phẩm của nhiều bậc thầy tài năng ở Montenegro

Cầu Veluwemeer Aqueduct (Hà Lan)

Công trình mặt nước

Thay vì nằm trên mặt nước, cây cầu được xây dựng bên dưới và trở thành một tuyệt tác độc đáo của quốc gia.

Vào năm 2002, công trình chính thức hoạt động với đường thủy dài 25 m, rộng 19 m, sở hữu công suất 28.000 ô tô mỗi ngày.

Tòa nhà Punta Della Dogana (Venice, Italy)

Công trình đẹp dưới nước

Tòa nhà Punta Della Dogana là công trình nghệ thuật bao quanh bởi nước nổi bật nhất ở Venice.

Nền móng tại đây được xây dựng bằng cách đẩy mạnh các cọc gỗ dài xuống cát dưới nước. Tòa nhà từng là trung tâm của các hoạt động hải quan trong thành phố.

Bắt đầu từ năm 2009, nơi này được công bố trở thành một không gian triển lãm và còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cung điện Jal Mahal, Jaipur (Ấn Độ)

Công trình dưới nước

Tọa lạc tại hồ Man Sagar ở Jaipur, cung điện Jal Mahal được sở hữu bởi các vị vua Rajput. Với diện tích 121 ha, nơi đây đã phát triển và trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách ghé thăm và chụp ảnh.

Cảng Pampus (Hà Lan)

Cảng

Sau 8 năm xây dựng, Pampus là cảng biển xây dựng trên đỉnh của một hòn đảo nhân tạo. Năm 1887, công trình được tạo nên bằng cách đánh chìm 3.800 cọc, nhập khẩu 45.000 m khối cát.

Mặc dù từng bị phá hủy, nơi đây đã được phục hồi một phần vào năm 2007. Ngày nay, Pampus đã mở cửa và được biết đến như một bảo tàng nổi tiếng của đất nước.

Đảo Peberholm (Đan Mạch)

Đảo

Tọa lạc tại phía Nam đảo Daltholm, Peberholm là hòn đảo nhân tạo, nối liền vùng đất giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Nơi đây sở hữu chiều dài khoảng 4 km, được xây dựng bởi tổ chức Oresundsbron.

Hòn đảo không đón khách du lịch ghé thăm, chỉ có các nhà sinh vậy học mới có cơ hội tới đây để làm nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn hệ sinh thái xung quanh.

Cung điện Deeg (Ấn Độ) 

Công trình dưới nước

Nằm giữa hồ Rup Sagar và Gopal Sagar, cung điện được xây dựng cho những người cai trị Jat. Vào năm 1772, công trình hoàn thành và thiết kế theo phong cách kiến trúc Mughal độc đáo. Nơi đây là điểm đến nhiều du khách muốn đặt chân đến khi tới Ấn Độ.

Sân bay Kansai (Nhật Bản)

Công trình dưới nước

Đối mặt với tình trạng tắc nghẽn tại sân bay Osaka, các kỹ sư ở Nhật Bản phải đưa ra giải pháp để khắc phục nhanh chóng.

Từ năm 1987, ba ngọn núi đã được đào để lấy đất, 10.000 công nhân và hơn 80 tàu được sử dụng để xây dựng một sân bay trên hòn đảo nhân tạo.

Sân bay chính thức khai trương vào năm 1994 và hoạt động liên tục cho đến ngày nay.

Lời kết

Vậy là chúng ta cũng hoàn thành xong chuyến đi vòng quay thế giới ở bài viết này. Mỗi địa danh thường sẽ có một phong cách riêng biệt khách nhau nhưng vẫn được khoác lên mình một chiếc áo xanh mướt của nước.

Cảm ơn các bạn đã xem tạp chí tuần này của Xây Dựng Á Châu!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here