Trần thạch cao khung xương chìm, phẳng, giật cấp

0
5299

1. Trần thạch cao chìm là gì?

Cũng như trần nổi, Trần thạch cao chìm hay còn gọi là trần thạch cao khung xương chìm chính là hình ảnh của trần khi hoàn thiện, cụ thể là khi hoàn thành sẽ không nhìn thấy xương, phần tấm sẽ ở dưới và che đi toàn bộ phần khung xương. Để phân biệt với trần nổi, người ta gọi là trần thạch cao chìm hay trần thạch cao khung xương chìm.

Trần thạch cao chìm được chia thành 2 loại cơ bản là:

– Trần thạch cao phẳng: Là trần thạch cao mà toàn bộ tấm trần nằm trên 1 mặt phẳng. Loại trần này thường không có khe hắt sáng, và thường ứng dụng cho các công trình hiện đại, nội thất với các mảng miếng, diện khúc chiết, tối giản chi tiết.

Xem thêm: Bài 5.1. Trần thạch cao phẳng.

– Trần thạch cao giật cấp: Là loại trần thạch cao có tấm trần nằm trên nhiều mặt phẳng khác nhau (thường từ 2-3-4 mặt phẳng) khoảng chênh giữa các mặt phẳng kề nhau thường được bố trí các khe hắt sáng trang trí cho trần hoặc theo ý đồ của kiến trúc sư.

Xem thêm: Bài 5.2. Trần thạch cao giật cấp.

2. Ưu nhược điểm của trần thạch cao chìm.

Ưu điểm của trần thạch cao khung xương chìm:

– Mẫu mã đa dạng, tùy biến linh hoạt, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của kiến trúc sư thiết kế.

– Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng

– Đa dạng về chủng loại khung xương, tấm dễ thích nghi với mọi đối tượng khách hàng.

Nhược điểm của trần thạch cao khung xương chìm:

– Khó thay thế khi hỏng hóc, thường phải tháo (phá) và làm lại

– Rất kỵ nước và ẩm, vì vậy khi tư vấn và thi công, người chịu trách nhiệm phải rất lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng.

– Dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ. 

3. Kinh nghiệm thi công trần thạch cao khung xương chìm

3.1. Xương thạch cao trần chìm thường sử dụng

Đối với trần thạch cao khung xương chìm, trên thị trường hiện có hai dòng cơ bản thường gọi là Trần thạch cao Vĩnh Tường và Trần thạch cao Hà Nội ngoài ra còn một vài hãng nhỏ khác tên tuổi chưa thực sự nổi bật tuy nhiên, các hãng nhỏ đó là gì, thương hiệu ra sao Á Châu sẽ viết khá chi tiết cho bài này.

Vậy thế nào là Vĩnh Tường, thế nào là Hà Nội, Á Châu xin giải thích sơ bộ như sau:

Trần thạch cao Vĩnh Tường được hiểu là trần thạch cao xử dụng hệ khung xương Vĩnh Tường. Hệ trần chìm của Vĩnh Tường có các chủng loại xương như Basi, Eko, Alpha, Omega, Serra, Tika, Triflex…

Trần thạch cao Hà Nội được hiểu là trần thạch cao xử dụng hệ khung xương khác không phải của Vĩnh Tường như : Thanh Bình TBC, Hitacom, Hàn quốc, Quốc ký, và rất nhiều các hãng khác…v..v.. vì vậy giá thạch cao Hà Nội thường có biên độ giao động lớn vì bản thân mỗi hãng sản xuất đều có những dong sản phẩm bình dân và cao cấp như Zinca, TBC, D-Still, Hitacom, Boral…v..v…

3.2. Khoảng cách khung bao nhiêu, quy cách thế nào?

Theo kinh nghiệm 15 năm thi công lĩnh vực trần thạch cao và nội thất, Á Châu thường lấy sản phẩm của Vĩnh Tường làm tiêu chuẩn so sánh, Quy cách cụ thể như hình vẽ sau


Cấu tạo trần thạch cao – Khung xương trần chìm

Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất:

Khung xương cá có khoảng cách từ 800mm đến 1200mm: Nhà thi công trần có thể linh hoạt về khoảng cách xương chính tùy vào các vị trí khó trên công trường và tùy vào yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư.

Khung xương U gai có khoảng cách tiêu chuẩn 406mm : Khoảng cách này phù hợp với các bước khớp đã được định hình trên thanh xương cá và phù hợp với việc bắn 3 hàng vít dọc tấm thạch cao rộng 1220mm, đồng thời tạo khoảng trống của xương cá để ghép các tấm thạch cao tiếp theo

Khoảng cách ty treo cũng được tính toán từ 800mm đến 1200mm.

3.3. Báo giá trần thạch cao theo phương án này. (vui lòng xem báo giá chi tiết)

Báo giá đối với trần chìm sử dụng khung xương Vĩnh Tường : 140.000 đ/m2 – 160.000 đ/m2 

Báo giá thi công đối với khung xương Hà Nội : 130.000 đ/m2 – 150.000 đ/m2

Báo giá có biên độ giao động lớn do phụ thuộc vào số lượng, chủng loại vật tư sử dụng cho công trình, quy cách thi công, hiện trường thi công…v..v…

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here