Nội Dung Chính
Trong quá trình thi công trần thạch cao thường có một vài vấn đề nhỏ có thể xảy ra: như các mối nối xử lý không khéo hay chất lượng bột xử lý mối nối không tốt thường dẫn đến việc bị dạn nứt, hay gợn sóng … Những yếu tố đó gây mất thẩm mỹ cho công trình của bạn.
Bạn đang đau đầu và muốn nhanh chóng tìm được cách giải quyết vấn đề này, hãy cùng tìm những chia sẻ sau của Á Châu – đơn vị chuyên thi công trần vách thạch cao với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, các chuyên gia của chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn hiểu rõ nguyên nhân và từ đó tìm cách khắc phục khi gặp phải vấn đề này.
Hiện nay thạch cao là vật liệu được các chủ công trình lớn nhỏ sử dụng rất nhiều. Thi công bằng vật liệu thạch cao không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn bởi vì chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên không có gì là tuyệt đối và dễ dàng, các nhà thầu thi công cũng đau đầu vì một số sự cố không mong muốn xảy ra với công trình của mình.
1. Nứt tại các vị trí nối
Ở một số ít các công trình sau khi thi công xong có hiện tượng bị nứt ở các mối nối ở vị trí tiếp giáp giữa trần thạch cao và tường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự thay đổi độ ẩm theo mùa, do trong quá trình tồn tại, do tang lên hệ xuống thất thường của nhiệt độ và mối nối được xử lí không kĩ sẽ khiến trần bị nứt. Hay do sử dụng bột trét ( bột xử lý mỗi nối kém chất lượng).
2. Gợn sóng tại các vị trí nối
Tình trạng gợn sóng mà mình nói tới là hiện tượng gồ lên của các mối nối sau khi hoàn thiện. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là vị trí mói nối trần thạch cao thường bị cộm lên khoảng 2mm và khó để nhận ra nếu nhìn bằng mắt thường. Những gợn sóng dễ nhìn thấy thường ở một số vị trí như: cửa sổ, cửa ra vào, vách kính đón ánh sáng vì nó đủ ánh sáng nên chúng ta dễ dàng phát hiện ra.
3. Cách khắc phục:
Muốn khắc phục tình trạng này bạn cần lưu ý 2 vấn đề chính sau:
a. Thi công xử lý mối nối đúng cách:
B1: Trộn bột với nước sạch theo tỉ lệ khối lượng: Bột/Nước = 2/1. Khuấy đều không để bị vón cục.
B2: Trét bộ lên các vị trí khe nối tấm. Lớp đầu tiên có bề phủ ngang khoảng 10cm, phủ đầu qua vị trí khe nối tấm.
B3: Dán băng giấy vào vị trí khe nối đã phủ bột, phủ đều băng giấy qua 2 bên khe nối, dùng dao miết cho giấy dính vào lớp bột nền, để chờ khoảng 2 giờ cho lớp bột đông kết.
B4: Sau khi lớp bột đông kết, dùng bay phủ lên trên lớp băng giấy lớp bộ thứ 2, bề ngang rộng hơn lớp trong khoảng 5cm. Tiếp tục để chờ khoảng 2 giờ cho lớp bột thứ 2 đông kết.
B5: Phủ lớp bột thứ 3 với bề ngang khoảng 30cm phủ đều tại vị trí khe nối tấm.
B6: Xử lý tại các vị trí đầu vít liên kết cũng phủ 3 lớp bột trét giống với xử lý khe mối nối.
B7: dùng giấy nhám xả nhe sau mỗi lớp bột nhằm tạo bề mặt phẳng cho trần.
b. Lựa chọn bột xử lý phù hợp cho từng loại trần:
Hiện nay có nhiều loại bột xử lý mối nối trên thị trường, vì vậy cần lựa chọn loại bột phù hợp với đặc thù của công trình, với loại tấm mà chúng ta đang dùng. Dưới đây là 3 loại bột trét mà Á Châu thường sử dụng cho các công trình, chia sẻ cho bạn đọc tham khảo:
– Bột xử lý mối nối DURAflex sử dụng để xử lý mối nối tấm cứng trong hệ trần chìm hoặc hệ vách. Bột xử lý mối nối DURAflex có các ưu điểm:
+ Co dãn và kết dính hoàn hảo (*)
+ Không tạo vết nứt bề mặt
+ Không có a-mi-ăng
+ Chịu ẩm ướt.
– Bột trét GYP-Filler
Gyp-Filler là sản phẩm bột xử lý mối nối được sản xuất theo công thức đặc biệt từ thạch cao và phụ gia hoạt tính nhằm đáp ứng những tính năng kỹ thuật như độ bám dính tốt trên bề mặt thạch cao, cường độ chịu uốn và sự co giãn đồng bộ của vật liệu khi làm việc.
– Bột Trét Gyproc
+ Bột nội thất gốc thạch cao
+ Độ bám dính cao
+ Không nứt co ngót
+ Cường độ chịu uốn cao
+ Độ dày cho phép 6 mm